Kinh nghiệm làm bài thi môn hóa đạt điểm tối đa
Kinh nghiệm làm bài là yếu tố rất quan trọng trong mỗi kỳ thi, nhất là kỳ thi đại học. Có rất nhiều bài toán tưởng như lắt léo nhưng nếu có nhiều kinh nghiệm thì chỉ cần đọc đề sẽ phán đoán được hướng giải, dự đoán được chất nào dư, chất nào hết, đáp án nào có nhiều khả năng đúng… Mặt khác, trong đề thi đại học đôi khi vẫn có những câu hỏi chưa thật chặt chẽ hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau, khi đó, chỉ có kinh nghiệm mới giúp ta "hiểu đúng ý người ra đề" và có được kết quả tốt.
Để tự tin, không bị mất bình tĩnh, thí sinh nên ôn tập thật tốt, nắm chắc kiến thức. Tuy nhiên, khi làm bài có thể gặp câu hỏi mà phần kiến thức đó học chưa kỹ, thí sinh hãy bình tĩnh bỏ qua câu đó và làm câu khác.
Đừng bao giờ làm lần lượt từ trên xuống dưới, hãy tìm câu dễ làm trước, câu khó làm sau, không mất quá nhiều thời gian vào một câu (khoảng 2 phút). Sau khi giải quyết hết câu khác mà còn thời gian thì mới tập trung giải câu còn lại. Nếu đã sát thời gian (còn <5 phút) thì nên cân nhắc, tính toán đánh "lụi" để đạt xác suất cao nhất.
Tránh mắc lỗi trong khi làm đề thi:
- Đối với câu hỏi sách giáo khoa: Học thật kỹ từng bài từ sách giáo khoa theo cấu trúc đề thi đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Đối với bài tập tính toán:
- Đọc kĩ đề bài để tránh bỏ bớt dữ kiện quan trọng dẫn đến giải sai
- Áp dụng đúng công thức giải nhanh (nếu có)
- Tránh bấm máy tính sai (kiểm tra 2 – 3 lần kết quả bấm máy)
Ví dụ:
Câu 1: Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau: (a) Sắt chiếm khoảng 15% khối lượng vỏ Trái Đất, đứng hàng thứ hai trong các kim loại (sau nhôm) (b) Trong thiên nhiên, sắt tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất (c) Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính oxi hóa và tính khử (d) FeO là chất rắn màu đen, có rất nhiều trong tự nhiên (e) FeO có thể điều chế bằng cách dùng H2 hay CO khử sắt (III) oxit ở 200OC Số phát biểu đúng: A. 2 B.3 C.4 D.1 Đáp án: Nếu thí sinh không học kỹ sách giáo khoa sẽ rất dễ sai ở phần tô màu "đỏ" cho nên thí sinh sẽ chọn đáp án C hoăc B trong khi câu này đáp án là D. Những nội dung tô màu đúng sẽ lần lượt là: 5%, chỉ có tính khử, không có, 500OC – 600OC. |
Câu 2: Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe, Cu tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 48,8 B. 47,6 C.47,1 D. 45,5 Đáp án: Bài toán này giải nhanh bằng công thức sau: mmuối = mkl(pư) + 96nH2 = 13,5+96x7,84/22,4=47,1 nên thí sinh sẽ chọn đáp án C Do thí sinh không đọc kỹ đề, nên không phát hiện bài này có Cu không phản ứng nên khối lượng muối đúng là < 47,1. Vậy đáp án đúng là "D" chứ không phải là "C". |
Việc học tập phương pháp giải toán cũng là nội dung ôn tập quan trọng cần được ưu tiên, sao cho ngay khi đọc xong đề bài, các sĩ tử đã có thể chỉ ra được những "dấu hiệu" của các phương pháp giải toán, biết ngay được bài toán đó để giải nó phải dùng những phương pháp nào, thậm chí là có thể giải bằng bao nhiêu cách. Điều này là không dễ thực hiện, khi mà nhận thức của giáo viên trong việc giảng dạy phương pháp còn nhiều hạn chế, năng lực và thời gian lên lớp còn có hạn.
-----------------------------------------------------------------------------------
NẾU BẠN QUAN TÂM ĐẾN TRƯỜNG PHÚ HÒA
Hãy điền thông tin vào đây, chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn ngay!
0 nhận xét :
Đăng nhận xét